Hệ khứu giác
Hệ khứu giác

Hệ khứu giác

Khứu giác của thú là quá trình động vật có vú cảm nhận được sự hiện diện của chất bay hơi trong không khí bằng việc hình thành một cảm giác cụ thể (khứu giác), phân tích khứu giác và sự hình thành giác quan, trên cơ sở đó động vật phản ứng với ngoại cảnh thay đổi. Quá trình này ở loài thú do cơ quan phân tích khứu giác chịu trách nhiệm. Cơ quan phân tích khứu giác được hình thành trong giai đoạn đầu quá trình tiến hóa của động vật có dây sống.[1][2]Khứu giác tiếp nhận kích thích bao gồm việc phát hiện ra mùi bằng các thụ thể hóa học khứu giác, truyền thông tin khứu giác về hệ thần kinh trung ương để đại não xử lý. Trong đó có cả việc đáp ứng hành vi tương ứng về thức ăn, tình dục, phòng vệ và đánh giá ngoại cảnh.[3]Ở hầu hết các loài thú, cơ quan phân tích khứu giác được thể hiện qua hai hệ thống giác quan: hệ khứu giác chính và hệ khứu giác phụ. Mỗi hệ gồm ba phần: phần ngoại vi (các cơ quan khứu giác), phần trung gian (gồm một chuỗi các nơron liên hợp truyền xung thần kinh) và phần trung tâm (các trung tâm khứu giác trên vỏ đại não). Tương ứng với hệ này, cơ quan khứu giác chính đặc trưng là vùng khứu giác giới hạn bởi biểu mô khoang mũi, còn cơ quan khứu giác phụ là cơ quan Jacobson (cơ quan mũi lá mít), là một khoang kín thông với khoang miệng.[2]

Hệ khứu giác

FMA 7190